Sát sao trong vấn đề hàng nhập vào và xuất ra để tránh thất thoát và gian lận là điều chủ cửa hàng nào cũng mong muốn có được. Lên danh sách chính xác và cẩn thận những hàng hóa cần xuất và nhập để hàng hóa luôn lưu thông ở cửa hàng của bạn.
Làm việc với từng nhà cung cấp, đại lý để luôn hàng hóa luôn về đúng thời gian, giá cả hợp lý tránh gây chậm trễ dẫn đến tổn thất cho bạn.
Bạn phải lập sơ đồ bố trí hàng hóa trong kho và dán ngay ngoài cửa. Việc có chỉ dẫn như này sẽ giúp bạn và nhân viên của bạn tìm kiếm hoặc kiểm kê kho một cách dễ dàng thuận tiện.
Trong trường hợp có thay đổi sự sắp xếp hoặc phát sinh hàng hóa mới thì bạn phải cập nhật ngay vào sơ đồ kho. Các kệ trong kho nên được kí hiệu A, B, C, D…. các tầng kệ thường được đánh đấu A1, A2…
Nhưng với thực tế ở các cửa hàng có quy mô kho nhỏ hơn thường đặt tên kệ: quần, áo, váy, mũ… các tầng của kệ thường là quần jeans, quần vải… Để không phải kí hiệu nhiều mà nhân viên của mỗi chi nhánh đều hiểu được mục đích và ý định của việc sắp xếp.
Nhập hàng: kiểm soát đúng số lượng kích thước, màu sắc của hàng hóa thì bạn mới bắt đầu sắp xếp hàng hóa trong kho. Hàng hóa đã từng có trong kho thì sắp xếp vào vị trí còn đối với hàng hóa mới nên cập nhật ngay trên sơ đồ chỉ dẫn.
4, Bảo quản hàng hóa trong kho cần thận
Các hàng hóa có chỉ dẫn bảo quản trên bao bì cần thực hiện theo đúng quy trình hướng dẫn của nhà sản xuất.
Đối với thực phẩm, gia vị… trong ngành nhà hàng những sản phẩm nóng thì bảo quản nóng, sản phẩm lạnh cần bảo quản lạnh.
Thứ 3 là bảo quản hàng hóa theo nguyên tắc FIFO (first-in, first-out) tức là hàng hóa nhập trước thì sử dụng trước. Nguyên tắc này được áp dụng phổ biến tại các nhà hàng, quán café có nguồn thực phẩm dễ hỏng.
5, Kiểm kê hàng hóa kho - công việc không thể trì hoãn
Kho hàng là tài sản lớn nhất đối với cửa hàng của bạn. Nhưng không phải lúc nào bạn cũng có thời gian để kiểm kê lại kho hàng một cách chính xác. Điều này khá nguy hiểm vì bạn chỉ bán hàng còn không quyết toán được sổ sách dẫn đến việc lãi lỗ, hàng hết hay còn cũng không rõ. Dẫn đến việc sẽ không có kế hoạch chuẩn bị cho những dịp tới.
Hãy tạo một thói quen tốt từ bạn và xuống cấp nhân viên. Tạo lịch kiểm kê kho khoảng thời gian nhất định và tạo cho nhân viên có trách nhiệm với hàng hóa.
Kiểm kê kho nên được thực hiện định kỳ và tạo thành thoái quen, nét văn hóa trong cơ sở của bạn. Đây là thời gian rà soát, phân loại các mặt hàng, sắp xếp lại hàng hóa gọn gàng, khoa học để cập nhật thêm số lượng thực tế chính xác.
Kết quả kiểm kê kho thực tế cần so sánh với kết quả trên sổ sách hoặc báo cáo kho từ phần mềm bán hàng để đưa ra các phương án nhập hàng, đẩy hàng hoặc xử lý các trường hợp gian lận kho.
Phần mềm sẽ giúp cho bạn quản lý hàng hóa trong kho theo mã vạch, hàng hóa có mã riêng rất dễ để quản lý. Kiểm kê kho chỉ bằng 1 click chuột giúp bạn kiểm kho chính xác mà tiết kiệm nhiều thời gian để dành cho việc bán hàng.
Quản lý kho hàng luôn sát sao giúp bạn lên kế hoạch nhập xuất hàng một cách chính xác để phát triển.
Trên đây là những kinh nghiệm quản lý kho hàng của Open24 để giúp các bạn có cách sắp xếp hàng hóa khoa học dễ tìm và đem lại hiệu quả cao. Hi vọng các bạn luôn kiểm soát tốt hàng hóa trong kho để có một “ cơ thể” khỏe mạnh.
Phần mềm quản lý Open24
Chúng tôi luôn đồng hành cùng bạn
Thành công của bạn chính là
mong muốn của chúng tôi